Pháp Luật

Hành vi bán thực phẩm bẩn bị xử lý thế nào theo quy định?

Hành vi bán thực phẩm bẩn là hành vi phạm pháp luật

Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010; quy định an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe; tính mạng con người.

Hành vi bán thực phẩm bẩn bị xử lý thế nào theo quy định?

Thực phẩm bẩn là tên gọi khi nhắc tới những loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế. Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn; và khi có loại thực phẩm nào đó chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người; thì mới được gọi là thực phẩm không an toàn.

Thực phẩm bẩn giờ đây đã trở thành một vấn đề chung của xã hội; tuy khó phát hiện nhưng người tiêu dùng có thể phòng tránh; bằng cách cẩn thận trong chọn mua và nấu nướng hàng ngày. Nên xem xét nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm cũng như tìm mua từ những nơi tin cậy uy tín; để tránh dùng phải thực phẩm không an toàn gây nguy hại cho sức khỏe; nghiêm trọng hơn là gây ngộ độc thực phẩm.

Theo Luật An toàn thực phẩm 2010 và Nghị định 115/2018/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm; mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu tổ chức, cá nhân sản xuất; kinh doanh thực phẩm bẩn gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác; thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Hành vi bán thực phẩm bẩn bị xử lý thế nào theo quy định?

Mức phạt hành chính hành vi bán thực phẩm kém chất lượng

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

“Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức”

Hành vi sử dụng, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm bẩn sẽ bị phạt như sau:

– Phạt tiền 20-40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất; chế biến thực phẩm; mà có chỉ tiêu ATTP không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng…

– Phạt tiền 40-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh; hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh; hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng…

– Phạt tiền 80-100 triệu đồng đối với người sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm; sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh; hoặc động vật bị tiêu hủy để chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là mức phạt cho cá nhân; nếu tổ chức vi phạm hành vi này thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi.

Ngoài ra cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung; như đình chỉ hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ một tháng đến sáu tháng; giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ một tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật, buộc tiêu hủy các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh

0/5 (0 Reviews)
Back to top button